Công tắc 2 chiều là gì? Ứng dụng của công tắc 2 chiều trong đời sống

cong tac 2 chieu

Công tắc điện là thiết bị điện không thể thiếu của bất cứ hệ thống điện nào, mỗi loại công tắc lại phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu công tắc 2 chiều là gì và ứng dụng của dòng công tắc này trong đời sống.

Công tắc 2 chiều là gì?

Công tắc 2 chiều hay có thể gọi là công tắc đảo chiều hay công tắc 3 cực, là loại công tắc có cấu tạo 3 chân nối tương ứng với 3 cực đấu với dây điện. Do được cấu tạo 3 cực nên cách đấu nối công tắc 2 chiều khá phức tạp so với công tắc 1 chiều, tuy nhiên chúng mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống.

Ví dụ: Nếu mạch điện ở cầu thang sử dụng loại công tắc 1 chiều thì bạn sẽ không thể bật hoặc tắt 1 bóng đèn ở chiều ngược lại được. Đối với công tắc 2 chiều, bạn có thể sử dụng từ 2 công tắc trở lên cho cùng một thiết bị điện.

Công tắc 2 chiều được chia thành nhiều loại như công tắc 2 chiều đơn, đôi và ba, với kiểu thiết kế bấm công tắc khác nhau. Tuy nhiên, cực đấu bên trong không thay đổi, hệ mạch điện vẫn là 3 cực đấu với dây điện.

Ứng dụng của công tắc 2 chiều:

Công tắc 2 chiều có thiết kế phức tạp, chính vì thế việc đấu nối dây cũng khó khăn. Tuy nhiên loại công tắc này có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống.

Công tắc 2 chiều được sử dụng nhiều nhất cho mạch điện ở cầu thang, chúng ngày càng được lựa chọn nhiều để thay thế cho công tắc 1 chiều truyền thống. Công tắc 2 chiều được dùng để điều khiển bật và tắt đèn ở 2 nơi khác nhau, thường ứng dụng lắp ở cầu thang, phòng ngủ, sử dụng cho các tầng trong nhà,… giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi phải di chuyển nhiều.

Hướng dẫn lắp đặt công tắc 2 chiều:

Chuẩn bị thiết bị để đấu nối công tắc 2 chiều:

Để hiểu sâu hơn về sơ đồ và cách lắp đặt công tắc 2 chiều, chúng ta cùng tìm hiểu về mach điện cầu thang bởi đây được coi là ứng dụng nhiều nhất của dòng công tắc này.

Các thiết bị cần chuẩn bị đều đấu mạch điện cầu thang gồm có: Công tắc 2 chiều, bóng đèn và dây điện.

Cách đấu nối công tắc 2 chiều:

Cách 1: Cho chạy dây nguồn phức tạp, nối với mạch điều khiển, phụ tải của công tắc điện. Tuy nhiên cách này tốn nhiều dây điện và gây lãng phí.

Cách 2: Nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phụ tải của công tắc, sử dụng dây pha. Nguyên lý hoạt động như sau: Khi xuất hiện dòng điện thì sẽ có sự chênh lệch điện áp, khi 2 đầu của thiết bị là 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì không xuất hiện dòng điện chạy qua thiết bị, điều này giúp tăng tuổi thọ của thiết bị và giảm đáng kể chi phí tiền điện.

Những lưu ý khi lắp đặt công tắc 2 chiều:

Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà có thể chọn và lắp đặt các loại công tắc thích hợp. Trong đó, công tắc 2 chiều đôi khi là phổ biến nhất, dễ sử dụng và lắp đặt.

Hãy tham khảo và lựa chọn những sản phẩm chính hãng để đảm bảo về chất lượng sản phẩm và an toàn cho người sử dụng.

Nên lắp đặt công tắc ở vị trí thuận lợi nhất giúp việc bật tắt được dễ dàng. Tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng cho mọi người dùng. Nên đặt công tắc ở gần cửa ra vào hoặc vị trí gần cầu thang để việc bật/tắt được nhanh và thuận tiện hơn.

Không lắp đặt công tắc ở những nơi ẩm thấp hay có thể tiếp xúc trực tiếp với nước như trong phòng tắm hay ngoài trời. Tốt nhất nên chọn loại công tắc 2 chiều có khả năng công nước và chống ẩm.

Nên kiểm tra công tắc và hệ thống điện định kỳ để có thể phát hiện sự cố sớm nhất và có phương án xử lý kịp thời, tránh những sự cố do điện gây ra.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công tắc 2 chiều và những ứng dụng mà nó đem lại. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt thiết bị điện thông minh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giúp bạn tìm được giải pháp tốt nhất cho mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Facebook chat
Hotline: 0702.225.225