Vấn đề an toàn trong gia đình luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và một trong số đó có thể kể đến là hệ thống báo cháy. Hệ thống báo cháy trong gia đình gồm những gì? Hãy cùng tham khảo qua những chia sẻ của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.
Hệ thống báo cháy cho gia đình gồm những gì?
Nhiều người lầm tưởng rằng hệ thống báo cháy cho gia đình là một hệ thống rườm rà, phức tạp với chi phí đầu tư tốn kém, chỉ phù hợp với một số công trình lớn, biệt thự. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với hệ thống báo cháy truyền thống trước kia, hiện nay với sự ra đời của thiết bị nhà thông minh thì việc trang bị hệ thống báo cháy cho gia đình cũng rất đơn giản với chi phí phù hợp với nhiều gia đình.
Các thành phần quan trọng của hệ thống báo cháy gia đình?
- Trung tâm kiểm soát
- Cảm biến báo cháy
- Các thiết bị đi kèm
Trung tâm kiểm soát:
Là thành phần quan trọng có vai trò nhận liên kết, thông báo từ các cảm biến sau đó phát tín hiệu cho các thiết bị hỗ trợ thực hiện hành động đã được lập trình sẵn. Trung tâm kiểm soát còn có chức năng gọi điện cho chủ nhà khi có tín hiệu cháy để có thể có những phương án xử lý kịp thời. Đây được coi là chức năng vô cùng quan trọng và thông minh giúp chủ nhà quản lý khi vắng nhà.
Khi có bộ trung tâm kiểm soát, bạn sẽ nhận được thông tin cảnh báo mọi lúc mọi nơi khi có nguy cơ cháy xảy ra.
Cảm biến báo cháy:
Cảm biến báo cháy có khả năng phát hiện khói và nguy cơ gây cháy để phát tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm. Hầu hết các cảm biến báo khói đều có chức năng tự hú còi thông báo khi phát hiện khói nhưng điều này chỉ thực sự hiệu quả khi có người ở nhà chứ không để gọi điện cho chủ nhà. Chính vì thế việc sở hữu cảm biến báo cháy cùng trung tâm kiểm soát sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn toàn diện hơn.
Các thiết bị hỗ trợ đi kèm:
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế của bạn để có thể lựa chọn những thiết bị đi kèm sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Các thiết bị đi kèm có thể không bắt buộc lắp đặt trong hệ thống tuy nhiên có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
Loa báo động: Giúp phát tín hiệu báo động lớn hơn để mọi người trong nhà có thể nghe và ứng phó kịp thời. Sử dụng loa báo động sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp cả nhà đang ngủ hoặc sinh hoạt ở những khu vực rộng lớn khác nhau.
Aptomat thông minh: Sẽ tự động kích hoạt để ngắt điện tất cả các thiết bị trong nhà khi có tín hiệu báo cháy, điều này sẽ giảm thiểu thiệt hại cực lớn bởi hầu hết các vụ cháy lớn đều do chập cháy thiết bị điện.
Ổ cắm thông minh: Ổ cắm thông minh có khả năng tự kích hoạt máy bơm hoặc hệ thống nước dự trữ tự động tải nước khi có tín hiệu cháy sắp xảy ra.
Hệ thống báo cháy cho gia đình có đắt không:
Chi phí lắp đặt hệ thống báo cháy sẽ phụ thuộc vào quy mô sử dụng và số lượng các thiết bị mà bạn dùng. Với 3 nhóm thiết bị trên thì có 2 thiết bị buộc phải có là trung tâm kiểm soát và cảm biến báo cháy, còn các thiết bị đi kèm bạn có thể bổ xung sau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình. Một hệ thống báo cháy cho gia đình đơn giản có chi phí từ 3 – 5tr, sẽ không quá đắt đỏ cho một hệ thống bảo vệ cho cả gia đình và tài sản của mình.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống báo cháy tự động:
- Công nghệ ngày càng phát triển khiến cho hệ thống báo cháy tự động thường có độ nhạy rất lớn. Để hệ thống luôn chính xác bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không lắp đặt hệ thống ở những nơi có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn bởi cảm biến báo cháy có thể hiểu lầm là báo động. Hơn nữa, thiết bị sẽ nhanh hỏng hơn.
- Tuyệt đối không đặt hệ thống ở những nơi có từ trường, điện trường cao vì sẽ khiến thiết bị báo cháy gặp sự cố và hoạt động kém, đặc biệt đối với các thiết bị báo cháy không dây.
- Cần che chắn thiết bị khi lắp đặt ngoài trời, tránh những hiện tượng mưa dột, nắng gắt.
- Kiểm tra, lau chùi, bảo dưỡng thiết bị định kỳ.
Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống báo cháy dành cho gia đình. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống nhà thông minh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giúp bạn tìm được giải pháp tối ưu nhất cho mình.